Tại sao?
Bạn nên đọc theo thứ tự nào?
Các bài viết được sắp xếp dựa trên 6 giai đoạn khởi nghiệp:
💡 Ideation & Feasibility: Khảo sát Ý tưởng
Từ ý tưởng khởi nghiệp, bạn sẽ cần phải khảo sát nhu cầu, đo lường độ lớn của thị trường (market size), xem xét tính khả thi (feasibility) và mức độ hấp dẫn (size of prize vs investment).
Đồng thời, bạn cũng cần xem xét cơ hội chiến thắng (winability) thông qua việc phân tích đối thủ (competitor), năng lực cốt lõi (core competency) và chiến lược định vị khác biệt (segmentation-targeting-positioning).
Công cụ quan trọng: STP, TAM / SAM / SOM, Value Proposition...
Những câu hỏi cốt lõi:
- Thị trường có đủ lớn, đủ hấp dẫn?
- Nếu không phải một thị trường mới, thì các đối thủ hiện đang như thế nào, có phân khúc nào tiềm năng không?
- Chúng ta sẽ chiến thắng với chiến lược khác biệt như thế nào, tạo ra giá trị gì, có bền vững không?
- Chúng ta có năng lực gì đặc biệt, thế mạnh cốt lõi gì để chiến thắng và khó bị sap chép?
🚀 Product Development: Phát triển Sản phẩm
Ý tưởng chẳng là gì nếu bạn không thể biến thành sản phẩm.
Lý tưởng phải là một sản phẩm hữu dụng tối giản (minimum viable product MVP) để nhanh chóng ra mắt thử nghiệm thị trường. Hoặc tối thiểu cũng phải là sản phẩm mẫu (prototype) để thuyết phục nhà đầu tư.
Công cụ quan trọng: MVP, Customer Journey Map, UI / UX (nghiên cứu và phát triển), ...
Những câu hỏi cốt lõi:
- Mô hình kinh doanh như thế nào (business model, monetization strategy)?
- Khách hàng sẽ mua
Giai đoạn này cũng có thể những chuyên mục riêng, bao gồm:
- Báo cáo, Xu hướng
- Số liệu, "benchmark" ngành hàng
- Các phương pháp, kết quả nghiên cứu người dùng (mẫu)
🚀 Launch (Early Stage): Ra mắt
Chúc mừng ý tưởng đã biến thành sản phẩm thực tế và đến tay người dùng. Đây là giai đoạn phấn khởi để đạt đến 100 khách hàng đầu tiên.
Công cụ quan trọng: Product-market Fit, Acquisition...
👜 Scale (Growth Stage): Tăng trưởng Thần tốc
Growth Marketing
- CAC
- Retention Rate
- New vs Returning
- NPS
Công cụ quan trọng: AARRR (acquisition, activation, retention, revenue, referal), Break-even Point...
🚗 Optimize (Mature Stage): Tối ưu Vận hành
Tối ưu để trưởng thành và trường tồn như một doanh nghiệp truyền thống.
- Brand Building
- Feature Development / Market Extension (core / adjacent / stretch)
- Financial Modeling / Break-even
- Quản trị Doanh nghiệp
- Operation Optimization
💰 Fund & Capital: Quản lý Vốn và Cổ đông
"Tiền ở đâu ra" có lẽ là câu hỏi cần đặt ra xuyên suốt các giai đoạn phát triển của một start-up. Vì vậy chúng tôi tách ra thành một chủ đề riêng để bàn về tất cả các trạng thái của dòng tiền.
- Valuation
- Seed, Angel & Founders Equity Split (đủ tiền để ra sản phẩm)
- ABC Series
- Pitch Deck (định giá và gọi vốn)
- Quản lý BOD và Equity khi tăng vốn
- Equity Movement: Exit, IPO, M&A
Nội dung còn gì nữa?
Bên cạnh những chủ đề chuyên môn trong các giai đoạn khởi nghiệp, thì chúng tôi cũng có 2 nhóm nội dung dành cho những người trăn trở nhiều nhất của một start-up:
- Tư duy của Nhà sáng lập (Founder Mindset)
- Tư duy của Nhà quản lý Sản phẩm (Product Manager Mindset)
Tại sao?
- 2 người này trăn trở nhiều nhất
- 2 người này "kiêm nhiệm" nhiều nhất (công nghệ, sản phẩm, marketing, bán hàng, tuyển dụng, tài chính...)
- 2 người này mà không thành công thì không có các bộ phận khác
- khi có đủ các bộ phận khác thì nhiều khả năng doanh nghiệp đã trưởng thành và nên chuyển qua học các kiến thức Quản trị Doanh nghiệp chuẩn.
Ngoài ra còn có gì nữa?
Chúng tôi sẽ làm tới, nếu có đủ nguồn lực:
- Từ điển Khởi nghiệp
- Biểu mẫu gọi vốn
- Danh bạ Nhà đầu tư (angel investor, venture capital fund) và các Chương trình Khởi nghiệp, các vườn ươm (incubator), tăng tốc (accelerator), tài trợ (sponsorship program), cố vấn (mentorship), cuộc thi (contest)...
Tại sao chúng tôi làm trang này?
Đơn giản thôi, vì chúng tôi rảnh, thích chia sẻ và giảng dạy. Như một câu nói của Nhà vật lý học Richard Feyman mà tôi rất thích:
"Giảng dạy chính là hệ thống lại kiến thức. Và nếu tôi không thể giải thích một khái niệm đủ đơn giản, nghĩa là tôi chưa hiểu nó đủ sâu, và cũng chưa hoàn toàn ghi nhớ."